Lý giải các hiện tượng ăn mòn trong nồi hơi


Hiện tượng ăn mòn và cáu bẩn rỉ sét trong nồi hơi là một trong những thiệt hại thường thấy cho các thiết bị nồi hơi và hệ thống cung cấp nước nói chung. Dưới đây lý giải một số hiện tượng ăn mòn nồi hơi phổ biến hiện nay.

Các loại ăn mòn trong nồi hơi

Ăn mòn điện hóa.

Ăn mòn điện hóa xảy ra do kim loại hay hợp kim có sự tác động điện tích với kim loại hay hợp kim khác. Trong một hệ thống nồi hơi, xảy ra ăn mòn điện hóa khi có tiếp xúc giữa những kim loại khác nhau, tại những mối hàn do ứng suất hay do dùng các kim loại khác nhau. Các nguyên nhân sau gồm:

+ Do vết trầy xướt trên bề mặt kim loại.

+ Ứng suất trên từng kim loại không giống nhau.

+ Sự chênh lệch về nhiệt độ.

+ Cặn có tính dẫn.


Ăn mòn là hiện tượng phổ biến xảy ra trong nồi hơi

>>Xem thêm: http://nhathauxaydung.xyz/detail/xu-ly-noi-hoi-nuoc-day-qua-muc.html

Ăn mòn kiềm

Ăn mòn kiềm xuất hiện khi lớp hơi bao phủ cho phép muối tập trung trên bề mặt kim loại nồi hơi hoặc do nước nồi tích tụ cục bộ bên dưới lớp cặn lắng trên đường ống.

Hơi bao phủ chính là lớp màng hơi hình thành giữa nước nồi hơi và thành thiết bị, tại đây nước đủ duy trì các quá trình trao đổi nhiệt. Khi bị quá nhiệt cục bộ, nước bốc hơi nhanh chóng, chỉ còn lại một lượng kiềm, gây ăn mòn cục bộ.

Ăn mòn kiềm xuất hiện khi kiềm cô đặc và hòa tan lớp màng bảo vệ bề mặt kim loại. Do lớp màng này liên tục phục hồi đẫn đê bề mặt kim loại bị ăn mòn.

2 Fe3O4  + 2OH-   –>   3 Fe2O3 + H2O

>>Xem thêm: http://nhathauxaydung.xyz/detail/xu-huong-nang-cao-hieu-suat-noi-hoi.html

Ăn mòn axit

Ăn mòn là một trong những hư hỏng thường thấy trong các thiết bị nồi hơi và hệ thống cấp nước nói chung.

Ăn giòn kiềm

Ăn mòn kiềm xảy ra phải có 3 nguyên nhân sau:

1. Vật liệu nồi hơi phải có một ứng suất rất lớn.

2. Phải tồn tại cơ chế cô đặc nước nồi .

3. Nước nồi hơi phải chứa sản phẩm có tính ăn giòn.

Đây là loại ăn giòn rất nguy hiểm, dưới tác dụng của kiềm gây nên ứng suất lớn tác dụng lên bề mặt kim loại hay giữa những tinh thể với nhau làm bẻ gãy chúng, tạo ra những vết nứt.

Khi vật liệu nồi hơi bị ăn giòn, nếu quan sát bằng kính hiển vi chúng ta sẽ thấy những vết nứt lớn, hay ranh giới giữa những cấu trúc tinh thể. Vết nứt này không thâm nhập sâu vào chính những tinh thể mà phá vỡ liên kết giữa chúng làm cho vật liêu trở nên giòn hơn và dễ vỡ dưới tác dụng của ngoại lực.
Previous
Next Post »